Tư duy phản biện là gì? Những phương pháp rèn luyện tư duy phản biện

Ngày nay tư duy phản biện là một trong những kỹ năng sống cần thiết ở mọi môi trường. Từ trường học, doanh nghiệp hay đời sống hàng ngày.

Những người có tư duy phản biện tốt thường là người luôn bày tỏ quan điểm của mình rõ ràng, logic và được đánh giá cao trong tập thể.

Trong nhà trường cũng định hướng phát triển kỹ năng sống này. Để giúp học sinh có cái nhìn khách quan tốt về mọi vấn đề. Giúp các em có một hành trang tốt trước khi bước vào đời.

Vậy tư duy phản biện là gì? Và những phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Tư duy phản biện là gì?

Hiện nay chưa có định nghĩa chính xác về tư duy phản biện. Tuy nhiên phần lớn các định nghĩa đang tồn tại đều nhấn mạnh sự quan trọng của khả năng lập luận cũng như sự rõ ràng khi giải quyết vấn đề.

Một định nghĩa cho biết, tư duy phản biện còn được gọi là tư duy phân tích. Là một quá trình tư duy bao gồm phân tích, đánh giá trước một thông tin đã có theo những cách nhìn khác nhau. Nhằm làm sáng tỏ cũng như khẳng định tính chính xác của vấn đề.

Định nghĩa về tư duy phản biện.

Một định nghĩa khác lại thể hiện tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ rõ ràng. Cùng với những lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn dành cho điều bạn đang làm hoặc điều bạn đang tranh luận. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu.

Người có tư duy phản biện thường hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm và nhận dạng cũng như phát triển và đánh giá các lập luận. Họ sẽ tìm ra được những sự không nhất quán. Và những lỗi sai phổ biến trong cách lập luận của mình và đối phương. Từ đó giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống.

Tư duy phản biện không phải là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và có kiến thức cơ bản trong nhiều lĩnh vực chưa chắc đã có tư duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những điều họ biết. Và biết cách vận dụng thông tin để giải quyết vấn đề. Đồng thời tìm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của bản thân về vấn đề đó.

Tư duy phản biện không giống với tranh cãi hay chỉ trích. Tuy nó được dùng để chỉ ra những thiếu sót và sai lầm trong lập luận của đối phương. Nhưng kỹ năng này lại giúp tạo những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Từ đó giúp cho đối phương cũng như bản thân tăng mức độ thấu hiểu và nâng cao hiệu quả xử lý công việc cũng như giải quyết các vấn đề.

Biểu hiện cho thấy người có tư duy phản biện tốt

Để nhìn nhận người có tư duy phản biện tốt khác với người thích tranh cãi thường sẽ được biểu hiện qua những điều sau.

1. Thích quan sát và tìm tòi sự việc

Người có tư duy phản biện thường thích khám phá những điều mới. Giải mã những câu hỏi về tự nhiên và con người xung quanh. Họ cảm thấy thích thú khi phát hiện ra những điều khác biệt so với những gì họ đã biết trước đó.

2. Thường xuyên đặt câu hỏi

Khi những đứa trẻ tò mò và đặt ra nhiều câu hỏi. Thì người ta thường nói đứa trẻ đó thông minh. Đây chính là biểu hiện của người có tư duy phản biện tốt. Bởi họ sẽ thường xuyên đưa ra những câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời để thỏa mãn sự tò mò của mình.

Những biểu hiện cho thấy người có tư duy phản biện tốt.

3. Khách quan

Nếu bạn luôn trình bày những ý tưởng của mình dựa trên những kiến thức khoa học hoặc đã được kiểm chứng. Bạn không thích cách làm việc không có nguyên tắc và không chịu sự chi phối nhiều về cảm xúc. Thì tính khách quan này thể hiện bạn là người có tư duy phản biện tốt.

4. Tư duy logic

Một trong những dấu hiệu nhận biết tư duy phản biện chính là việc xâu chuỗi những vấn đề lại với nhau. Và đưa ra quyết định nhờ sự tương quan giữa các vấn đề. Không đặt nặng cái tôi cá nhân trong việc giải quyết vấn đề.

Cách rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ nhỏ

Để rèn luyện khả năng tư duy phản biện bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.

1. Tích cực trao đổi kiến thức cho bản thân

Nhằm giúp trẻ phát triển tư duy phản biện bạn cần trau dồi kiến thức một cách tổng quát. Định hướng cho trẻ nắm vững thông tin một cách đa dạng về những kiến thức trong đời sống.

Tập thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để nắm được những thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.

2. Có một tầm nhìn khách quan

Muốn có một tư duy phản biện tốt đòi hỏi các bé phải có một cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó. Đặc biệt không suy nghĩ và giải quyết các vấn đề theo cảm tính. Hay đặt nặng cái tôi để nhìn nhận vấn đề.

Các phương pháp rèn luyện tư duy phản biện tốt.

Hãy bỏ qua cái nhìn chủ quan và suy nghĩ khách quan mọi việc. Thì các bé mới có thể lập luận vấn đề một cách logic và chính xác.

3. Tạo sự thắc mắc

Khi giải quyết một vấn đề bạn cần đưa ra những câu hỏi tự mình đặt ra. Điều này sẽ giúp mọi việc tốt hơn để tránh trường hợp không đúng theo suy nghĩ ban đầu của bạn.

4. Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến

Khi nhận diện một vấn đề cần nắm rõ thông tin chính xác sau đó cần dựa trên những kiến thức chính xác để làm rõ vấn đề. Đặt ra những câu hỏi có liên quan đến nhau sau đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho những vấn đề trên.

Trên đây là những kiến thức về tư duy phản biện mà bạn có thể áp dụng để rèn luyện cho những bé yêu của mình hoặc cho chính bản thân mình.

Bài viết liên quan