Khi tiếp xúc với môn toán học, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều dạng công thức, cũng như cách tính toán khác nhau. Trong đó công thức về thể tích khối nón là một trong những công thức bắt buộc trong chương trình học.
Vậy công thức tính thể tích khối nón như thế nào? Cần biết những thông tin gì khi tính thể tích khối nón? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu một công thức về thể tích khối nón.
Tổng quan về khối nón
Trước khi tìm hiểu về cách tính thể tích khối nón, dưới đây là một số thông tin tổng quan về khối nón để giúp bạn gợi nhớ được kiến thức cơ bản về khối nón.
1. Định nghĩa
Khối nón là một hình trong khối hình học không gian 3 chiều. Các bề mặt khối nón gồm có bề mặt phẳng và bề mặt cong, cả hai bề mặt này đều hướng lên trên. Hình nón được chia thành 2 phần gồm phần đỉnh và phần đáy. Phần đáy là hình tròn mặt phẳng.
Trong cuộc sống bạn bắt gặp rất nhiều đồ vật mang hình khối nón như: mũ sinh nhật, kem ốc quế, nón lá,….
Định nghĩa về khối nón
2. Các loại hình nón
Dựa vào vị trí của đỉnh đặt nằm thẳng hoặc nằm nghiêng, bạn có thể chia hình nón thành 3 loại khác nhau:
- Hình nón tròn: Là hình nón có phần đỉnh nối vuông góc với mặt đáy cũng chính là tâm của hình tròn.
- Hình nón cụt: Hình nón cụt là hình nó không có phần đỉnh, bạn sẽ thấy hình này có 2 hình tròn song song với nhau.
- Hình nón xiên: Là loại hình nón có đỉnh không vuông góc với tâm hình tròn đáy. Điểm kéo của hình nón xiên không cố định mà có thể kéo từ 1 điểm bất kỳ, tuy nhiên không phải kéo từ tâm hình tròn đáy.
3. Tính chất của khối nón
Một số tính chất của khối nón
- Khối nón có một đỉnh là hình tam giác.
- Đối diện với đỉnh là đáy nón có hình tròn.
- Đối với hình học khối nón không có bất kỳ cạnh nào.
- Chiều cao của khối nón tính từ tâm của vòng tròn đến phần đỉnh của hình nón. Trong khối nón có một phần hình được tạo bởi đường cao và bán kính và chúng là hình tam giác vuông.
Công thức tính thể tích khối nón
Muốn tính được thể tích của bất kỳ hình học nào trong toán học đều cần phải biết cách áp dụng công thức. Đối với cách tính thể tích khối nón ta có công thức sau: một phần ba diện tích mặt đáy nhân với chiều cao.
Hay tính theo một cách khác thì “ thể tích khối nón được tính bằng công thức ⅓ giá trị của Pi (trong đó Pi = 3,14) nhân với bình phương bán kính đáy mặt nón và nhân cùng với chiều cao của hình nón.
1. Công thức tính thể tích khối nón
Trong đó:
- V: là thể tích hình nón
- r: Bán kính vòng tròn
- π: là hằng số Pi = 3,14
- h: là đường cao hạ từ đỉnh xuống đáy hình nón
2. Ví dụ minh họa
Cho khối nón có độ dài đường sinh bằng 10cm, bán kính hình tròn đáy là 8 cm. Tính thể tích khối nón.
Để giải bài toán ta cần tính ra đường cao (h) hạ từ đỉnh xuống đáy. Vì chiều cao hạ từ đỉnh xuống đáy và vuông góc tại mặt đáy, cùng với đó có độ dài đường sinh bằng 10 cm. bán kính bằng 8 cm. Từ đây có áp dụng định lý Pytago có thể tính ra h = 6.
Áp dụng công thức trên ta có kết quả bằng 128pi = 401,92.
Một số thông tin bổ sung về khối nón
Để bạn có thể áp dụng những công thức làm bài một cách tốt và trọn vẹn nhất dưới đây là một số thông tin liên quan đến khối nón:
1. Khối nón là gì?
Khối nón còn được biết đến với tên gọi khác là hình nón. Trong hình nón được chia thành hai phần với phần bên trong và phần bên ngoài. Hình nón kết hợp với phần bên trong sẽ cho ra khối nón.
2. Hình nón cụt được tạo thành như thế nào?
Hình nón cụt được tạo thành khi bạn quay hình thang vuông thành một vòng tròn tại vị trí cạnh bên vuông góc với mặt đáy. Lúc này ta sẽ có hai hình tròn với hai bán kính khác nhau và song song với nhau. Chúng được gọi là hai đáy của hình nón cụt.
Trên đây là một số thông tin về thể tích khối nón mà chúng tôi bổ sung và muốn tổng hợp tới bạn. Với những công thức, tính chất, định nghĩa và ví dụ minh họa chúng tôi cung cấp hy vọng bạn sẽ áp dụng và giải được những bài toán liên quan. Bên cạnh đó hãy lưu ý đọc kỹ đề và nhớ những con số đã cho để có thể tính toán một cách chuẩn và chính xác nhất.