Lưu huỳnh một trong những hợp chất phổ biến được cảnh báo là không nên tiếp xúc. Bởi những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Vậy hợp chất lưu huỳnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Hợp chất lưu huỳnh là gì?
Hợp chất lưu huỳnh là một loại hợp chất phi kim hay còn có tên gọi khác là Sulfur. Trong bảng tuần hoàn hóa học được học tại kiến thức trung học cơ sở thì hợp chất này có ký hiệu là S, số nguyên tử 16.
Bản chất lưu huỳnh không màu, không mùi và có rất nhiều hóa trị. Trong tự nhiên chúng ta dễ dàng tìm thấy lưu huỳnh ở các dạng đơn chất hoặc khoáng chất Sulfua hoặc Sulfat.
Ở dưới dạng hợp chất phi kim lưu huỳnh là loại hợp chất khá nguy hiểm. Tuy nhiên đây là một hợp chất thiết yếu để duy trì sự sống và được tìm thấy ở trong 2 loại Axit Amin. Trong các lĩnh vực về thương mại lưu huỳnh được ứng dụng để làm phân bón, thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu bọ…
Những ứng dụng của lưu huỳnh là gì?
Như đã nói lưu huỳnh được ứng dụng rất nhiều trong các ngành nghề về công nghiệp, nông nghiệp cũng như làm đẹp. Và dưới đây là những ứng dụng của Lưu huỳnh trong cuộc sống:
1. Công nghiệp và nông nghiệp
Hợp chất lưu huỳnh được điều chế thành hợp chất Axit Sulfuric ((H2SO4) là một trong những loại nguyên liệu quan trọng sử dụng trong công nghiệp.
Bên cạnh đấy lưu huỳnh còn được sử dụng trong một số loại sản phẩm công nghiệp. Ví dụ:
- Bột giặt
- Thuốc diệt trừ nấm
- Lưu hóa cao su
- Phân bón
Còn Sulfat lại được sử dụng làm hợp chất để tẩy trắng giấy, làm chất bảo quản thực phẩm. Cũng như ứng dụng để làm thuốc súng, pháo hoa, diêm… Tạo các lớp khảm trang trí trong sản xuất đồ gỗ.
2. Làm đẹp
Lưu huỳnh là một trong những hợp chất phi kim có tính khử cao. Nên được ứng dụng vào làm đẹp da và trị mụn trứng cá. Một số nghiên cứu về lưu huỳnh chưa đưa ra kết luận liệu lưu huỳnh có thực sự chữa trị mụn trứng cá. Tuy nhiên hợp chất lưu huỳnh có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao.
Hiện nay một số loại thuốc có thành phần lưu huỳnh dạng kem, sữa dưỡng da, thuốc mỡ sử dụng để điều trị mụn. Với thuốc mỡ có thể dùng để điều trị viêm da tiết bã, bệnh ghẻ…
Một lưu ý quan trọng là với những thuốc có thành phần lưu huỳnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi sẽ có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe không đáng có.
Những ảnh hưởng tiêu cực của hợp chất lưu huỳnh
Bên cạnh những lợi ích lưu huỳnh đem lại trong nền công nghiệp toàn thế giới cũng như ứng dụng trong làm đẹp. Thì lưu huỳnh cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực như sau:
1. Ảnh hưởng tới môi trường sống sinh vật dưới nước
Trong công nghiệp thì lưu huỳnh là một hợp chất cực kỳ độc hại. Nếu hợp chất này bị đưa vào nguồn nước sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước. Khiến các sinh vật không thể tồn tại bị ngộ độc mà chết.
2. Đối với sức khỏe con người
Hợp chất điôxít lưu huỳnh được sử dụng liều lượng nhỏ trong các chất phụ gia đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho con người.
Tuy nhiên ở liều lượng cao phản ứng với hơi ẩm sẽ tạo ra axit sulfurơ. Gây tổn thương phổi,mắt trầm trọng cũng như ngăn cản sự hô hấp của các loài không có phổi.
3. Gây ô nhiễm môi trường
Hydrogen sulfide (H2S) là một loại khí được hình thành do sự phân hủy các chất hữu cơ như thực vật. Hợp chất độc hại này là tác nhân chính khiến nguồn nước bị ô nhiễm.
Nguồn nước cấp bị nhiễm H2S có hàm lượng khoảng 1,0PPM có đặc tính ăn mòn. Gây ra tình trạng đồ bạc đồng bị xỉn màu. Quần áo và đồ gốm khi tiếp xúc với nước chứa H2S sẽ gây ra vết đen.
Bên cạnh đấy tại một số môi trường làm việc sản xuất lưu huỳnh, hoặc khai thác khoáng chất Sulfua và Sulfat. Tồn tại ở dạng khí lâu ngày gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao động.
Ngoài ra, lưu huỳnh khi được đốt ở nhiệt độ cao cũng là một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí, gây ra biến đổi khí hậu.
Một số biện pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm lưu huỳnh
Khi nguồn nữa bị nhiễm lưu huỳnh thì việc cần làm khẩn cấp đó chính là xử lý nhiễm. Vậy xử lý nguồn nước nhiễm lưu huỳnh bằng cách nào? Thì các bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
1. Xử lý bằng bể lọc
Với nguồn nước có hàm lượng H2S thấp thường được xử lý bằng cách lọc qua than. Than lọc giúp H2S bám trên bề mặt. Các loại than lọc này phải được thay định kỳ (tùy thuộc vào khả năng hấp thụ than cũng như hàm lượng H2S trong nước).
2. Xử lý bằng phương pháp sục khí
Một biện pháp xử lý H2S khỏi nước đó là sử dụng thiết bị làm sủi bọt nước. Sau quá trình sủi bọt này sẽ có thể tách được hợp chất Hydro Sulfua trong bình tách khí.
Hệ thống sục khí sẽ đưa hydro Sulfide qua đường ống thải hoặc để tự bay hơi ngoài trời. Đây là cách xử lý nước bị nhiễm lưu huỳnh với nồng độ khí H2s thấp hơn 2mg/l. Còn với nồng độ cao hơn sẽ phải lắp đặt thêm các công đoạn lọc.
3. Xử lý nước ngầm nhiễm lưu huỳnh bằng ozon
Đây là quy trình xử lý nước công nghệ cao bao gồm: bơm đầu nguồn, thiết bị tiếp xúc ozon. Bể phản ứng và lắng kết hợp, bơm trung gian và thiết bị lọc.
Việc lắp đặt hệ thống xử lý nước Ozon với mục đích oxy hóa lưu huỳnh thành khí SO2 (sulfure). Ngoài hợp chất lưu huỳnh, hệ thống xử lý nước Ozon còn oxy triệt để sắt cũng như một số kim loại nặng. Tạo thành oxit kim loại lắng đáy bình. Nước sẽ được đưa qua thiết bị lọc lần cuối trước khi đưa vào sử dụng.
Trên đây là những thông tin về lưu huỳnh là gì? Những lợi ích cũng như tác hại tiêu cực của lưu huỳnh và một số biện pháp xử lý nước khi bị nhiễm lưu huỳnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này