Ngoài doanh thu, lợi nhuận ròng cũng là một trong những yếu tố then chốt trong kinh doanh. Nó sẽ quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng là một thuật ngữ quá quen thuộc đối với dân kinh tế. Thế nhưng, nó lại quá xa lạ với những người không chuyên về lĩnh vực này.
Hãy cùng Hytcc.org.vn tìm hiểu xem lợi nhuận ròng là gì? Và những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này nhé.
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng hay còn được gọi là lãi thuần, thu nhập ròng, lợi nhuận sau thuế chính là phần dư còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi tất cả các chi phí tạo ra sản phẩm bao gồm thuế thu nhập của doanh nghiệp. Đây chính là một thước đo lợi nhuận cơ bản của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng có tính chất quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng càng cao thì số tiền mà công ty thu được càng nhiều. Điều này từng bước đưa công ty trở nèn lớn mạnh hơn và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Cách tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng là một cái tên xa lạ đối với nhưng người không phải dân kinh tế. Vậy cách tính lợi nhuận ròng như thế nào? Trong kinh tế, lợi nhuận ròng được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận ròng (A) = Tổng doanh thu của doanh nghiệp (B) – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN)
Trong đó:
- 10% VAT được tính bằng 10% tổng doanh thu = 0,1B
- 30% chi phí hoạt động tính bằng 30% tổng doanh thu = 0,3B
- TNDN chính là phần tiền mà doanh nghiệp đã đạt được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi khoản thuế VAT và chi phí hoạt động. Như vậy, TNDN = tổng doanh thu – (10%VAT + 30% chi phí hoạt động) = B – (0,1B + 0,3B).
- 20% thuế thu nhập doanh nghiệp = 20% x TNDN = 20% x [ tổng doanh thu – (10%VAT + 30% chi phí hoạt động)] = 0,2 x [ B – (0,1B + 0,3B)] = 0,2 x 0,6B = 0,12B
Vậy, công thức tính lợi nhuận ròng sẽ tương đương với biểu thức sau:
A = B – (0,1B + 0,3B) – 0,12B = 0,48B = 48% tổng doanh thu
Qua đó, chúng ta có thể kết luận rằng, muốn tính lợi nhuận ròng thì chỉ cần lấy 0,48 nhân với tổng doanh thu các doanh nghiệp. Hãy nói một cách ngắn gọn, lợi nhuận trọng bằng 48% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Vai trò của lợi nhuận ròng
Lợi nhuận còn là một chỉ tiêu báo cáo tài chính trong kinh tế. Lợi nhuận ròng giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được lợi nhuận mà họ thu được chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu. Đây chính là căn cứ để xác định việc công ty đang lãi hay lỗ. Để từ đó có thể đưa ra những chiến lược tốt hơn nhằm tăng doanh thu và lãi cho doanh nghiệp.
Nếu chỉ số lợi nhuận sau thuế càng lớn thì có nghĩa là kết quả kinh doanh của bạn đạt được hiệu quả. Còn ngược lại, nếu giá trị lợi nhuận sau thuế càng nhỏ thì công ty của bạn đang bị lỗ. Và việc bạn cần làm lúc này là thay đổi chiến lược kinh doanh mới phù hợp hơn.
Lợi nhuận ròng càng cao thì càng thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong kinh doanh. Điều này chính là động lực cho các doanh nghiệp không ngừng phát huy và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn nữa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính tác động trực tiếp đến lợi nhuận ròng:
1. Giá gốc của sản phẩm
Giá cả của sản phẩm khi nhập vào công ty làm một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Giá gốc nhập vào càng thấp thì càng có lợi cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện thu về lợi nhuận ròng càng cao.
Để tìm được nguồn hàng có giá gốc thấp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham khảo và tìm hiểu thật kỹ các nguồn khác nhau. Để chọn cho mình một nguồn hàng phù hợp nhất.
Tuy nhiên, không lên vì quá chú trọng đến giá cả mà bỏ quả chất lượng. Hãy nhớ rằng, giá cả là yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng. Nhưng yếu tố để giữ chân khách hàng đó chính là chân lượng.
2. Khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng nhiều thì lợi nhuận thu lại sẽ thấp càng thấp và ngược lại. Biết rằng việc thực hiện những kế hoạch nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp là tốt. Nhưng cần phải chú ý đến vấn đề chi phí thực hiện.
Doanh nghiệp cần phải thực hiện những phương án tiết kiệm chi phí sao chi phí hoạt động không vượt quá 30% tổng doanh thu. Nếu vượt quá mức này thì có thể trong một thời gian ngắn, công ty của bạn sẽ khó đứng vững được.
3. Khoản thuế thu nhập phải đóng của doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong luật thuế Việt Nam. Vì thế, thuế thu nhập không thể thay đổi tăng hay giảm như ý muốn của doanh nghiệp. Nếu thuế thu nhập cao thì doanh nghiệp sẽ có lãi ít hơn hoặc không có lãi. Điều này còn tùy thuộc và tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập thông thể thay đổi được nên để doanh nghiệp có lãi thì cần phải thực hiện chính sách nâng giá bán sản phẩm, tiết kiệm tối đa các khoản chi,..
Với những gì mà Hytcc.org.vn chia sẻ thì bạn đã hiểu lợi nhuận ròng là gì rồi chứ? Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ có ích cho các bạn trong việc kinh doanh. Hãy chia sẻ bài viết này để cho mọi người cùng tham khảo nhé. Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này để chúng tôi sớm giải đáp cho bạn.