Due diligence là gì? Để hiểu rõ hơn về phân loại và quy trình thẩm định Due diligence? Xin mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hytcc.org.vn để nắm được những thông tin hữu ích, phục vụ cho công việc của mình.
Due diligence là gì?
Due diligence hiểu theo nghĩa đơn giản là một cuộc thẩm định, điều tra hay kiểm toán một khoản đầu tư các sản phẩm có tiềm năng. Nhằm mục đích xác nhận các khía cạnh và hồ sơ tài chính mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện trước khi ký hợp đồng với bên đối tác.
Quy trình Due diligence cho nhà đầu tư
Hãy cùng tìm hiểu về quy trình thực hiện thẩm định cho nhà đầu tư, hay còn gọi là bên mua. Đó là việc xem xét về tình hình tài chính, tài sản… Có đủ khả năng chịu được rủi ro hay không.
Cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích tổng giá trị của công ty
Nhìn vào tình hình giá cổ phiếu của công ty đó như thế nào là biết được vốn hóa thị trường của công ty đó ra sao.
Ví dụ như các công ty có nguồn vốn hóa lớn, thường sẽ có nguồn thu nhập ổn định. Từ đó giá cổ phiếu sẽ ít bị biến động hơn. Ngược lại với những công ty có vốn hóa ít hơn thì giá cổ phiếu bị biến động thường xuyên, không ổn định.
Bước 2: Xu hướng doanh thu và tiền ký quỹ
Sau khi tính toán và phân tích các báo cáo thu nhập, thì lợi nhuận là dòng cuối cùng. Đối với bước này cần phải theo dõi các xu hướng trong doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và chi phí trong khi hoạt động. Lợi nhuận được tính theo cách lấy tổng doanh thu chia cho thu nhập ròng của công ty.
Bước 3: Đối thủ cạnh tranh và ngành công nghiệp
Ở bên này các doanh nghiệp cần xem xét về quy mô của công ty mình có cần mở rộng hay không. Vì tỷ lệ cạnh tranh càng lớn thì công ty đó càng có nhiều sức ảnh hưởng, thuận lợi cho việc thẩm định.
Nếu có nhiều hơn một ngành nghề kinh doanh khác nhau thì chứng tỏ được đó là công ty đang dẫn đầu và có tiềm năng phát triển.
Bước 4: Định giá bội số
Để các nhà đầu tư có thể đánh giá được một công ty dựa vào rất nhiều số liệu tài chính khác nhau. Các nhà đầu tư sẽ không chỉ đánh giá trên một số liệu nhất định. Mà sẽ cân nhắc đầy đủ các bộ số mọi mặt để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào đây nghiệp đó hay không.
Bước 5: Quản lý và chia sẻ quyền sở hữu
Công ty có thể được quản lý bởi những người thành lập. Trong một số trường hợp có thêm nhiều các thành viên quản trị mới các công ty trẻ sẽ có xu hướng trở thành người dẫn đầu sáng lập.
Hãy xem xét những giám đốc điều hành có tỷ lệ cổ phần cao về gần đây họ có bán cổ phiếu của mình hay không. Và coi đó như một điểm cộng tiềm năng, khi những giám đốc điều hành có quyền lợi trong hiệu suất cổ phiếu. Đồng nghĩa với việc các cổ đông sẽ được phục vụ một cách tốt nhất.
Bước 6: Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán có vai trò hiển thị số tài sản cũng như số nợ cần trả và số tiền mặt có sẵn. Mức độ nợ không có nghĩa là xấu và quá lo lắng. Tùy vào các quy mô và loại hình kinh doanh khác nhau. Chúng ta cần xếp về trái phiếu của doanh nghiệp đó là gì? Và có đủ khả năng làm ra tiền mặt để chi trả các khoản nợ hay không?
Bước 7: Lịch sử giá cổ phiếu
Các nhà đầu tư cần xem xét sự biến động của giá ngắn hạn, dài hạn cổ phiếu của doanh nghiệp đó và có duy trì sự ổn định lâu dài được hay không.
Điều tra số lợi nhuận thu được trong lịch sử và mức độ biến động giá ra sao. Cần chú ý một vấn đề là hiệu suất ở trong quá khứ không quá ảnh hưởng đến sự biến động về giá trong tương lai.
Bước 8: Khả năng pha loãng cổ phiếu
Các nhà đầu tư cần xác định còn bao nhiêu cổ phiếu hiện tại trong công ty. Và số cổ phiếu đó có ảnh hưởng đến việc cạnh tranh hay không. Hoặc công ty đó đang có kế hoạch làm loãng số cổ phiếu. Vì nếu làm vậy thì giá cổ phiếu sẽ rất dễ bị ảnh hưởng.
Bước 9: Kiểm tra rủi ro ngắn hạn, dài hạn
Việc kiểm tra tỷ lệ rủi ro đặc thù và trên toàn ngành là rất cần thiết. Vì trong trường hợp không cạnh tranh được với đối thủ, quản lý bị thất thoát… Những yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng đến các nghiệp như thế nào? Và kế hoạch khắc phục ra sao?
Đây là những vấn đề mà các nhà đầu tư cần hết sức lưu ý. Các bước thẩm định mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải thực hiện. Để tránh được tối đa những rủi ro, thất thoát không đáng có.
Tổng kết
Hy vọng bài viết trên của Hytcc.org.vn đã giúp mọi người hiểu rõ về Due diligence là gì? Và các bước thẩm định Due diligence dành cho các nhà đầu tư. Hãy thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích. Chúc các bạn thành công!