Cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa rất riêng của người Việt Nam. Với mong muốn nhớ về cội nguồn và cầu may mắn cho gia đình, người thân trong những dịp năm hết Tết đến.
Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu được rõ hơn về phong tục cúng ông công Công ông Táo. Cũng như bài văn cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chính xác nhất.
Sự tích ông Công ông Táo
Theo ông cha truyền lại Thần Táo Quân có hai ông và một bà. Sự tích của Táo Quân bắt nguồn từ một gia đình có tên là Trọng Cao và Thị Nhi. Hai vợ chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Trọng cao vì vậy mà thường xuyên đánh mắng vợ, thậm chí đuổi Thị Nhi đi.
Sau khi ra đi, đến một làng khác cô gặp được Phạm Lang và lên duyên vợ chồng. Trọng Cao sau khi nghĩ lại đã đi tìm Thị Nhi. Nhưng do đi đường xa anh hết sạch tiền và gạo đành phải ăn xin dọc đường.
Đến một ngày Trọng Cao tìm đến đúng nhà của vợ mình để xin ăn. Thị Nhi nhận ra chồng cũ và mời vào dùng cơm. Không may đúng lúc Phạm Lang đi làm về, Thị Nhi vội vàng giấu Trọng Cao xuống đống rạ sau nhà vì sợ bị thị phi.
Đến tối Phạm Lang ra đốt rạ để lấy tro làm phân bón. Lúc này Thị Nhi chứng kiến chồng mình bị lửa thiêu chết lao vào tự vẫn. Thấy vậy Phạm Lang sợ hãi cũng nhảy vào rồi chết theo. Ngọc Hoàng biết chuyện, thương cho ba người sống tình nghĩa nên đã phong họ làm ba vị Thần coi sóc việc bếp núc của các gia đình. Riêng ông Công thì cai quản đất đai.
Từ đó trở đi cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm người dân đều nhớ đến và làm lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời. Để báo cáo tình hình của các gia đình cho Ngọc Hoàng. Và thông qua đó nếu gia đình nào sống đẹp ý Thần sẽ được giáng phúc. Nên mọi nhà đều chuẩn bị cho ngày này rất long trọng.
Dựa theo truyền thuyết đã kể lại, ông Công ông Táo là các vị Thần được sai xuống để quản lý sống của các gia đình. Và có nhiệm vụ hàng năm phải về chầu trời báo cáo cho Ngọc Hoàng để thưởng – phạt cho gia đình đó.
Do vậy mà cứ đến ngày 23 tháng Chạp nhà nào cũng đều chuẩn bị mâm cúng rất long trọng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Với hy vọng được về trên tha thứ cho thiếu sót của năm sắp qua và ban phước cho gia đình, người thân trong năm tới.
Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Tùy theo từng điều kiện của từng gia đình mà sẽ chuẩn bị những mâm cúng lớn, nhỏ khác nhau. Nhưng những thứ cơ bản cần phải có trong mâm cúng đó là:
- Hương nhang
- Hoa, quả
- Trầu cau
- Xôi
- Thịt gà
- Canh măng miến
- Giò, nem
- 1 bộ mã ông Công
- 3 bộ mã ông Táo
Ngoài ra các gia đình cần chuẩn bị thêm 3 con cá chép đặt cạnh mâm cúng. Đây được xem là phương tiện để ông Công ông Táo lên chầu trời.
Khi làm lễ cúng xong mọi người sẽ mang cá ra sông, suối để thả. Cá chép cũng mang một nghĩa khác là cá chép hóa rồng, mang lại nhiều may mắn.
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?
Nghi thức cúng ông Công ông Táo phải được làm trước 12h trưa vào ngày 22 hoặc 23 tháng Chạp Âm lịch. Theo quan niệm sau 12h trưa là ông Táo đã đi lên chầu trời rồi. Nên sau 12h cúng sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Khi làm lễ cúng, người khấn sẽ cầu xin ông Công ông Táo báo cáo những điều lành mà gia đình làm được để mong bề trên giáng phúc. Chứ ít người cầu xin tiền bạc, phú quý. Nhằm tránh gặp những điều không may. Và dưới đây là bài văn cúng ông Công ông Táo chi tiết nhất. Các bạn có thể tham khảo dưới đây.
Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo
Hiện nay, tại Việt Nam chúng ta thường sử dụng 3 bài văn khấn cúng ông Công ông Táo. Do vậy, các bạn có thể tùy chọn cho mình một bài văn khấn cúng ông Công ông Táo dưới đây. Để thực hiện lễ khấn ông Công ông Táo. Cũng như khấn lễ ông Táo chầu trời:
1. Bài cúng ông Táo bằng tiếng Việt
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
2. Bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp
Hôm nay là ngày… tháng… năm.
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho: Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
3. Văn khấn lễ ông Táo chầu trời
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Tín chủ chúng con là: ………………………….
Ngụ tại: ……………………………………..
Nhân ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nến tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án hưởng thụ lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần, gia ân châm trước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Tổng kết
Cúng ông Công ông Táo là nét văn hóa rất đặc trưng của người dân Việt Nam. Thể hiện được một lòng hiếu thảo kính nhớ tổ tiên. Và luôn ý thức giữ gìn những truyền thống của cha ông để lại.
Cùng với mong ước nguyện cầu cho gia đình gặp được nhiều may mắn. Cũng nhờ vào ý nghĩa của phong tục này mà mỗi người sống trong cùng một nhà sẽ biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Để ông Công ông Táo chứng giám và xin được bề trên ban phúc.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về phong tục cúng ông công ông Táo của người Việt Nam. Rằng đây không chỉ là một nghi lễ bình thường mà là cả một nền văn hóa và lối sống đạo đức uống nước nhớ nguồn, thảo kính cha mẹ rất đáng trân trọng.