CEO là gì? Trách nhiệm và vai trò của một CEO chuyên nghiệp

Chắc hẳn bạn cũng đã nghe nhiều và quen thuộc với từ CEO? Nhưng liệu rằng bạn đã thực sự biết rõ về chức vụ này chưa?

CEO là gì? Nhiệm vụ và vai trò của CEO bao gồm những gì? Làm sao để trở thành một CEO chuyên nghiệp trong doanh nghiệp?…. Hãy cùng Hytcc.org.vn tìm đáp án trong bài viết dưới đây.

CEO là gì?

CEO – Chief Executive Officer là giám đốc điều hành, giám đốc quản lý.

Đây là chức vụ điều hành cao nhất trong một tổ chức kinh doanh, tập đoàn.

CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer

Trách nhiệm của một CEO:

  • Là người có trách nhiệm thực hiện tất cả chính sách kinh doanh quan trọng và báo cáo trước hội đồng quản trị.
  • Là người đưa ra những quyết định cuối cùng mang tính then chốt của công ty trước khi đưa vào thực hiện. Do vậy, CEO chịu trách nhiệm và là chìa khóa cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp.
  • Là người có trách nhiệm chung đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.

Vai trò của một CEO chuyên nghiệp

Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy mô tổng thể của các tổ chức khác nhau. Mà vai trò và nghĩa vụ của CEO sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, vai trò của một CEO bao gồm:

  • Đề ra chiến lược cũng như chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược, hướng đi trong ngắn và dài hạn. Nhằm thực hiện theo tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
  • Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt. Đồng thời, chịu trách nhiệm về lợi nhuận và sức tăng trưởng, thực hiện mục tiêu của công ty.
  • Đại diện, thay mặt công ty trong việc phát ngôn với các cổ đông, cơ quan chính phủ, với công chúng, đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
  • Xây dựng, quảng bá thương hiệu công ty, văn hóa công ty.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp.
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty: Nhận diện những cơ hội và thách thức có thể gặp phải. Đưa ra quyết định chính xác và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
  • Đánh giá và kiểm soát được mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Và đảm bảo rủi ro được giảm thiểu một cách tối đa.
  • Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm. Phân phối và tiếp thị sản phẩm qua các kênh.
  • Phê duyệt các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính
  • Xây dựng và phê duyệt các kế hoạch nhân sự, tuyển dụng nhân sự và duyệt kết quả đánh giá nhân sự, khen thưởng.

Trên thực tế, khối lượng công việc của một CEO lớn hơn rất nhiều so với những vai trò mà chúng tôi kể trên. Tùy thuộc vào tính chất kinh doanh và cơ cấu của từng doanh nghiệp khác nhau.

Vai trò của CEO trong công ty.

Bí quyết xây dựng thương hiệu của một CEO

Việc xây dựng thương hiệu của một CEO vô cùng quan trọng đối với tổ chức. Một lãnh đạo có thương hiệu tốt tạo nên cảm tình và hình ảnh của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến CEO mà còn tác động đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng liệt kê một số CEO kiệt xuất, hình mẫu lãnh đạo lý tưởng trên thế giới:

  • Jeff Bezos – CEO của Amazon là vị vua bán lẻ Thế giới.
  • Larry Page – CEO của Google
  • Mark Zuckerberg – Nhà lãnh đạo đại tài của Facebook
  • Warren Buffett – CEO của Berkshire Hathaway
  • Phạm Nhật Vượng – CEO kiệt xuất Việt Nam của Vingroup

Vậy, họ có bí quyết gì để xây dựng thương hiệu cho mình? Bí quyết đó là:

  • Nắm bắt và thực hiện kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân viên: Cho phép nhân viên trong doanh nghiệp chia sẻ thông điệp của CEO với công chúng. Họ sẽ trở thành một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu và mạnh mẽ. Hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng thương hiệu của một CEO.
  • Biết cách xây dựng thương hiệu với phong cách riêng của mình: Thương hiệu của một CEO thể hiện qua: phát ngôn, hành động, thái độ, hình thức, …là bất cứ thứ gì, vấn đề nào có liên quan đến CEO.
  • Biết tận dụng tối đa chức danh CEO: Tận dụng chức danh và thương hiệu uy tín của CEO. Để mở rộng thông qua truyền thông.
  • Hãy trở thành một người đi đầu về ý tưởng: Giới thiệu và quảng bá các ý tưởng độc quyền và đi vào thực tế của mình ra bên ngoài một rộng rãi cũng là cách để một CEO có thể vừa xây dựng thương hiệu vừa thu được lợi ích to lớn từ ý tưởng của mình.
  • Biến mạng xã hội trở thành công cụ xây dựng thương hiệu một cách thông minh. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội có 2 mặt đối lập nhau hoàn toàn. Nên bạn cần phải thận trọng khi dùng đến bí quyết này.

Tổng kết

Với 5 bí quyết mà chúng tôi bật mí ở trên, chắc bạn cũng phần nào nắm được làm thế nào để xây dựng một thương hiệu CEO cho riêng mình và được nhiều công chúng biết đến.

Như vậy, tổng quan về chức vụ CEO mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên đã trả lời được nhiều thắc mắc của bạn. Hy vọng bài viết sẽ đưa đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị.

Đừng quên truy cập website https://Hytcc.org.vn để tìm hiểu và tham khảo thêm nhiều kiến thức mới mẻ khác nhé. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan