Khái niệm ẩn dụ là gì? Hình thức ẩn dụ là gì? Lấy các ví dụ về phép ẩn dụ? Sử dụng phép ẩn dụ để đặt câu hỏi như thế nào? Làm thế nào để phân biệt phép ẩn dụ và phép hoán dụ? Sự khác nhau giữa phép ẩn dụ và phép hoán dụ?
Đây là những câu hỏi liên quan đến các kiến thức phổ thông rất cơ bản về môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết về các phép tu từ này.
Chính vì vậy ngay sau đây Hytcc.org.vn xin được chia sẻ đến bạn kiến thức về phép ẩn dụ. Cũng như giúp các bạn đi sâu hiểu hơn về biên pháp tu từ ẩn dụ này.
Ẩn dụ là gì có mấy kiểu ẩn dụ
Về khái niệm ẩn dụ là gì, có thể định nghĩa như sau:
“Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.”
Các hình thức của biện pháp ẩn dụ được thể hiện dưới bốn hình thức:
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ là một hình thức phổ biến trong tiếng Việt. Ẩn dụ có nhiều dạng và có nhiều chức năng khác nhau. Phép ẩn dụ có thể được sử dụng cùng với các biện pháp khác (như so sánh, nhân hoá …) để nâng cao hiệu quả biểu đạt.
Ẩn dụ hình thức và ẩn dụ cách thức
1. Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ hình thức có thể được hiểu như sau: người hành văn dựa vào các điểm tương đồng hoặc các điểm giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Và khi dùng ẩn dụ hình thức cũng là cách người nói dấu đi một phần nghĩa.
Ví dụ 1: “Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Hình ảnh “Lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lưu giống như màu lửa. Vì vậy, tác giả dùng hình ảnh lửa để chỉ màu của quả lựu.
Ví dụ 2: “Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
“Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được ẩn dụ. Hình ảnh này mang ý nghĩa là khuôn mặt đầy đặn, xinh đẹp như vầng trăng của Thúy Vân. Câu này mang hàm ý chỉ vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.
Ví dụ 3: “Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
Thắp là hình ảnh được ẩn dụ hóa để chỉ hình ảnh hoa râm bụt đang nở
2. Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ cách thức là hình thức đặt ra vấn đề theo nhiều cách, ẩn dụ này hỗ trợ người nói diễn đạt hàm ý vào câu.
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Kẻ trồng cây: hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động
Ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
1. Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ phẩm chất là cách dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của một sự vật và hiện tượng này đi cùng một sự vật hiện tượng khác. Hay nói cách khác, ẩn dụ phẩm chất là dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ 1: “Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Ví dụ 2:
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác Hồ
2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.
Ví dụ 1: “Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật”
Ví dụ 2: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiên”
Phân biệt phép ẩn dụ và phép hoán dụ
Và để giúp các bạn có thể nhận biết cũng như phân biệt được giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hóa dụ. Thì dưới đây là những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ này:
1. Giống nhau
Ẩn dụ và hoán dụ đều là các phép tu từ được sử dụng nhiều với mục đích là tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ đều lấy sự vật, hiện tượng này nhằm miêu tả sự vật, hiện tượng khác theo quy luật liên tưởng.
2. Khác nhau
Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:
- Ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác
- Hoán dụ: dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.
Phân biệt phép ẩn dụ và phép so sánh
Sự khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh ở những điểm như sau:
Ẩn dụ: là một cách tu từ mà người hành văn không cần đến dấu câu hay từ ngữ để phân biệt giữa sự vật và hiện tại. Có thể nói, ẩn dụ được xem như là cách để so sánh ngầm các sự vật và hiện tượng có các đặc điểm giống nhau.
So sánh: Thường sử dụng dấu câu hoặc so sánh, có thể là so sánh tương đương hoặc không tương đương.
Ví dụ: “Da trắng như tuyết, tóc đen như mun”. => Phép so sánh được thể hiện bằng từ “như”, “da” được so sánh với “tuyết”, và “tóc” được so sánh với “gỗ mun”.
Hay trong câu “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”. So sánh ở đây là chỉ ra những so sánh không tương đương nhau qua từ “chẳng bằng”
Như vậy, Hytcc.org.vn vừa chia sẻ đến bạn các kiến thức để trả lời cho câu hỏi ẩn dụ là gì. Ẩn dụ là một phép tu từ được sử dụng rất phổ biến và có nhiều chức năng khác nhau. Nếu kết hợp nhuần nhuyễn với các biện pháp khác như hoán dụ, so sánh hay ẩn dụ thì hiệu quả biểu đạt sẽ được tăng cao.